Vốn chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế

Thứ ba - 27/02/2024 23:59
Tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã giúp người dân tiếp cận, tạo việc làm, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn một số khó khăn cần sớm tháo gỡ.
Bà Đoàn Thị Hoa (bìa trái) cung cấp nấm bào ngư cho tiểu thương ở chợ Tam Kỳ bán lẻ. Ảnh: Q.VIỆT

Bà Đoàn Thị Hoa (bìa trái) cung cấp nấm bào ngư cho tiểu thương ở chợ Tam Kỳ bán lẻ. Ảnh: Q.VIỆT

Động lực phát triển

Hộ gia đình bà Đoàn Thị Hoa (thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tam Kỳ) thông qua Hội Nông dân (HND) xã đã vay 50 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP.Tam Kỳ đầu tư sản xuất nấm bào ngư, với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.

Bà Hoa nói, trước đây kinh tế rất khó khăn, nhờ có tín dụng chính sách và trợ giúp kỹ thuật của HND xã Tam Ngọc nên gia đình làm ăn hiệu quả và sẽ mở rộng quy mô sản xuất.

Bà Bùi Thị Nguyệt (thôn Tây Giang, xã Bình Sa, Thăng Bình) thông qua Hội LHPN huyện cũng vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo và 100 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Thăng Bình đầu tư sản xuất tinh dầu tràm.

Đến nay, nhờ liên kết với người dân trong xã, bà Nguyệt đã tạo dựng được 5ha cây trồng, đủ nguyên liệu chế biến tinh dầu tràm. Sản phẩm tinh dầu tràm “Linh Vũ” của bà Nguyệt đã đạt OCOP 3 sao, được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My có dư nợ 230,5 tỷ đồng với 4.917 hộ vay vốn. Riêng chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giúp người dân Nam Trà My vay 56,2 tỷ đồng để làm kinh tế. Đã có 750 hộ dân vay 40,2 tỷ đồng để tạo việc làm, mở rộng việc làm.

Cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Nam Trà My đã giải ngân 15 tỷ đồng với 278 hộ dân vay vốn để đầu tư sản xuất, chuyển đổi nghề, mua sắm máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất. Từ nguồn vốn vay này đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhiều mô hình sinh kế hiệu quả như trồng quế, sâm nam, sâm Ngọc Linh...

Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My có dư nợ 230,5 tỷ đồng với 4.917 hộ vay vốn. Riêng chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giúp người dân Nam Trà My vay 56,2 tỷ đồng để làm kinh tế.

Đã có 750 hộ dân vay 40,2 tỷ đồng để tạo việc làm, mở rộng việc làm. Cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Nam Trà My đã giải ngân 15 tỷ đồng với 278 hộ dân vay vốn để đầu tư sản xuất, chuyển đổi nghề, mua sắm máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất.

Từ nguồn vốn vay này đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhiều mô hình sinh kế hiệu quả như trồng quế, sâm nam, sâm Ngọc Linh...

Theo thống kê của Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam, dư nợ các chương trình cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đến ngày 25/2/2024 đạt hơn 850,3 tỷ đồng.

Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm là 410 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội hơn 318,2 tỷ đồng; cho vay đầu tư cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập hơn 2 tỷ đồng...

Khơi thông nguồn vốn

Ông Lê Hùng Lam - Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam cho biết, hoạt động tín dụng chính sách luôn được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Từ đó đã tạo điều kiện để tín dụng chính sách được cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay vốn làm ăn đạt hiệu quả, trả nợ tốt.

nguyet.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tham quan mô hình liên kết trồng tràm của bà Bùi Thị Nguyệt. Ảnh: Q.VIỆT

“Tín dụng chính sách đã góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” - ông Lam nói.

Theo ông Lê Hùng Lam, bên cạnh những thành quả, tín dụng chính sách vẫn còn có không ít điểm nghẽn. Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên tổ tiết kiệm & vay vốn (TK&VV) ở các đơn vị miền núi đạt thấp (Nam Giang 1,95%, Tây Giang 2,07%, Đông Giang 2,51%).

Một số đơn vị có tỷ lệ nợ khoanh cao như Bắc Trà My (0,63%), Tam Kỳ (0,38%)… Chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm của hội, đoàn thể cấp xã, tổ TK&VV chưa đồng đều. Không ít tổ TK&VV chưa quan tâm đến việc kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ vay vốn trong vòng 30 ngày.

Một số địa phương chưa phối hợp kịp thời cùng cán bộ ngân hàng chính sách để xử lý nợ đến hạn, nợ lãi tồn đọng. Tình trạng kiểm soát trước, trong và sau cho vay chưa chặt chẽ vẫn tái diễn.

Một số địa phương để xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng, cho vay giải quyết việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho vay chồng chéo giữa người vay và người thừa kế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn - Trưởng ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam, 2 nhiệm vụ cần khẩn trương triển khai là ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát và sơ kết đánh giá kết quả hoạt động tín dụng chính sách theo từng quý. Qua đó, kịp thời có giải pháp chấn chỉnh các bất cập, khơi thông tín dụng chính sách đạt tăng trưởng và chất lượng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 20670

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2246780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15354383