Thăng Bình ứng dụng KH-CN vào sản xuất lúa giống xác nhận: Thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

Thứ tư - 03/04/2024 20:03
Qua 3 năm (2022 - 2024) triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ hạt lúa giống xác nhận theo chuỗi liên kết bền vững tại huyện Thăng Bình”, HTX Nông nghiệp Bình Đào đã thu được kết quả khả quan.
Nông dân thực hiện quy trình khử lẫn. Ảnh: TÂN NĂM

Nông dân thực hiện quy trình khử lẫn. Ảnh: TÂN NĂM

Tham gia sản xuất 5 sào lúa giống Khang dân 18 theo tiêu chuẩn cấp xác nhận ở cánh đồng tổ 6, thôn Trà Đóa II (xã Bình Đào, Thăng Bình), ông Trần Hữu Thịnh cho biết, trước đây ông đã từng sản xuất lúa giống để bán, tuy nhiên làm lúa giống theo tiêu chuẩn cấp xác nhận có yêu cầu cao hơn về chất lượng. Do đó ông đã tham gia các lớp tập huấn do giảng viên Trường Đại học Nông lâm Huế hướng dẫn, áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn.

“Quy trình làm lúa giống của HTX khó hơn, bón phân, phun thuốc... phải đúng lúc, kịp thời nên cây lúa khỏe mạnh, năng suất đạt hơn 500kg/sào. Ngoài ra, HTX mua lúa tươi tại ruộng với giá 6 nghìn đồng/kg, nên thu nhập cao hơn so với trước đây là 1 triệu đồng mỗi sào” - ông Thịnh nói.

Dự án “Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ hạt lúa giống xác nhận theo chuỗi liên kết bền vững tại huyện Thăng Bình” được thực hiện trên 2 loại giống HT1 và Khang dân 18.

Ông Trần Phương Đông - Giảng viên Trường Đại học Nông lâm Huế cho biết, ngoài các kỹ thuật làm đất, ngâm ủ hạt giống, gieo sạ, nông dân còn được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ dịch hại, khử lẫn, thu hoạch… theo quy trình của nhà khoa học đưa ra. Đặc biệt là khâu khử lẫn rất quan trọng, làm cho hạt lúa giống cấp xác nhận đảm bảo được các thông số theo quy định.

z5285316193142_e6092ddff680635a44f6016d92953e5b.jpg
Hạt lúa giống cấp xác nhận được đóng vào bao bì tại HTX Nông nghiệp Bình Đào để đưa ra thị trường. Ảnh: TÂN NĂM

Ông Võ Tấn Sanh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Đào cho biết, từ vụ hè thu 2022, được sự hỗ trợ của Sở KH&CN và Trường Đại học Nông lâm Huế, HTX đã triển khai thực hiện dự án.

Đây là mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng (từ tháng 3/2022 đến 2/2024), với 3 vụ sản xuất (10ha/vụ). Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện chuyển giao quy trình sản xuất, cung cấp dây chuyền làm sạch, phân loại; quy trình chế biến, đóng gói, đánh giá chất lượng; quảng bá và tiêu thụ.

Qua 3 vụ sản xuất, nhờ làm đúng quy trình nên và năng suất lúa luôn đạt ở mức cao. Riêng vụ hè thu 2023, năng suất bình quân từ 52,24 - 62,1 tạ/ha, cao hơn từ 1,49 - 1,59 tạ/ha so với ruộng lúa đối chứng.

“Liên kết sản xuất lúa giống cấp xác nhận nông dân được hỗ trợ giống, phân bón và được chuyển giao quy trình kỹ thuật để sản xuất ra hạt lúa giống đảm bảo chất lượng, cùng với HTX xây dựng thương hiệu hạt lúa giống cấp xác nhận. Còn HTX thì xây dựng được thương hiệu hạt lúa giống Bình Đào để đưa ra thị trường” - ông Võ Tấn Sanh nói.

 

Tác giả bài viết: Hồng Năm - Minh Tân

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 17742

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2312375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15419978